Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Điều trị tình trạng ê răng khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, nhiều người thường gặp phải tình trạng ê buốt khó chịu dẫn đến kiên răng và buốt. Hay lắng nghe những chia sẻ của nha sĩ về cách điều trị tình trạng ê răng khi niềng răng nhé.

Nguyên nhân bị ê răng khi niềng răng

Ê răng khi niềng răng chủ yếu là do việc dịch chuyển của răng và xương hàm trong quá trình đeo niềng. Trong quá trình niềng răng, thời gian đầu khi đeo niềng và thời gian sau mỗi lần tăng lực đều có thể gây nên cảm giác ê buốt khó chịu. Sau khi đã thích nghi thì sự ê buốt cũng giảm đi dần.
>> Thông hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp phải răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao
Ngoài ra, một số nguyên nhân dưới đây cũng làm cho răng ê buốt:

- Răng không khỏe mạnh: Khi sử dụng phương pháp niềng răng, nếu răng không khỏe mạnh thì việc ê buốt là điều không tránh khỏi. Răng mắc các bệnh lý như: sâu răng, mòn men răng, viêm nướu, viêm tủy răng là nguyên nhân làm cho tình trạng ê buốt, nếu không điều trị thì tình trạng sẽ tồi tệ hơn.
Ê răng khi niềng răng làm bạn cảm giác khó chịu

- Kỹ thuật chỉnh nha không tốt: Quá trình gắn mắc cài, tăng lực không đúng cách sẽ làm răng bị đau. Nếu quá nôn nóng mà tăng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đến răng, hàm và các mô mềm xung quanh.

- Sử dụng mắc cài không đảm bảo: Mắc cài quá thô sơ hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ tạo ra lực kéo không ổn định, gây ra ma sát mạnh giữa mắc cài với răng từ đó làm tổn thương răng.

- Do thói quen ăn uống: Việc ăn các đồ ăn cứng, dai, đồ ngọt, đồ chua, thức ăn quá nóng hoặc lạnh đều có thể làm cho răng bạn bị đau, ê buốt bởi giai đoạn này răng nhạy cảm hơn so với bình thường.

- Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng sẽ gây tổn thương nướu, chân răng.

Cách trị ê răng khi niềng răng ngay tại nhà

Các biện pháp trị ê răng khi niềng răng thực hiện tại nhà mặc dù dễ thực hiện nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời, không điều trị được dứt điểm ê răng. Có thể tham khảo một số cách sau:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách:  răng khi niềng răng đánh răng hằng ngày để ngăn chặn vi khuẩn xâm lấn, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng đề phòng các bệnh lý về răng miệng. Đồng thời bạn có thể sử dụng kem đánh răng chống ê buốt để giảm sự nhạy cảm khi răng tiếp xúc với thức ăn.

- Sử dụng tỏi: thái tỏi thành lát mỏng để chà lên răng trong 3 phút, thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày. Tỏi có chứa florua và allicin nên giúp răng chống lại những kích ứng từ bên ngoài đồng thời lớp ngà răng cũng được tái tạo.

- Súc miệng thường xuyên bằng nước ấm: Muối giúp giảm vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng, nên sử dụng hằng ngày để có hiệu quả.

- Hạn chế các đồ ăn có hại cho răng: Không nên ăn những thức ăn quá cứng, dai, chứa nhiều axit, đồ ngọt, thức ăn quá nóng hoặc lạnh để răng không bị kích ứng.


Điều trị triệt để ê răng khi niềng răng

Để điều trị dứt điểm ê răng khi niềng răng cần có sự can thiệp của các kỹ thuật nha khoa và sự điều trị của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp sau:

- Hàn trám răng: Hàn trám răng nhằm lấp đầy các lỗ hổng do sâu răng hay mòn men răng, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Đến cơ sở nha khoa thăm khám để lựa chọn phương pháp thích hợp

- Bọc sứ cho răng: Những răng bị mòn men răng nhưng ở mức độ nặng thì hàn trám cũng không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, bọc sứ cho răng là biện pháp tốt nhất để phục hình và bảo vệ ngà răng, đem lại nét thẩm mỹ hàm mặt cho người niềng.

- Tái khoáng men răng: Sử dụng các dung dịch tái khoáng chuyên dụng để tái tạo lại cấu trúc răng ở những chỗ bị sâu, hư hại.

- Điều trị tủy răng: Nếu răng bị ê buốt do viêm tủy răng thì điều trị tủy răng là cần thiết. Sau khi điều trị bác sĩ sẽ hàn trám hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng bị tổn thương.
Điều trị tình trạng ê răng khi niềng răng Reviewed by Han quoc tham my on 14 tháng 8 Rating: 5
All Rights Reserved by NÂNG MŨI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.